Vụ ‘bác sĩ Khoa’: Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM xử phạt 2 chủ tài khoản
Chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam đến từ nhiều yếu tố: tinh thần chiến đấu được cải thiện, HLV Kim Sang-sik dùng người linh hoạt và có đấu pháp hợp lý, hay màn tỏa sáng của tân binh Nguyễn Xuân Son. Tuy nhiên, cốt lõi thành công của thầy trò ông Kim vẫn đến từ việc nâng tầm thể lực, vốn là chiếc chìa khóa mở cửa bất cứ hệ thống chiến thuật nào. Nói dễ hiểu thì khi cầu thủ khỏe và bền bỉ hơn, muốn đá phòng ngự phản công hay kiểm soát bóng cũng được. Còn nếu không đủ dẻo dai, vận hành triết lý nào cũng khó tránh cảnh trục trặc. HLV Kim Sang-sik cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên kế hoạch cho chuyến tập huấn 10 ngày ở Hàn Quốc và đây là bước ngoặt quan trọng của đội tuyển Việt Nam. Trong 10 ngày tại xứ kim chi, các cầu thủ được rèn các bài tập thể lực, sức bền, sức va và tốc độ theo tiêu chuẩn Hàn Quốc. Theo tiết lộ từ đội tuyển, thông số của cầu thủ qua từng bài tập đều được ban huấn luyện ghi chép tỉ mỉ. Sự tiến bộ của học trò được chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận với Báo Thanh Niên: "Khác biệt giữa cầu thủ Việt Nam và Hàn Quốc là không nhiều. Có chăng, là cầu thủ Việt Nam còn những điểm mạnh tiềm ẩn có thể bộc lộ thêm". Nhận thấy thể lực học trò đã cải thiện, HLV Kim Sang-sik đã mạnh dạn áp dụng đấu pháp thiên về đá chắc chắn, phá sức đối thủ trong hiệp 1, trước khi bung bài kết liễu trận đấu trong hiệp 2. Đội tuyển Việt Nam không thể ghi những bàn thắng ở phút 90+14 hay 90+19, nếu vẫn giữ nền tảng thể lực "đuối" như trước đây.Tuy nhiên, cải thiện thể lực ở đội tuyển chỉ là phần ngọn. Với đặc thù tập trung 5 - 6 đợt mỗi năm (mỗi đợt kéo dài khoảng 10 - 15 ngày), thời gian làm việc của cầu thủ với thầy Kim ít hơn nhiều so với cấp độ CLB. Do đó, khâu huấn luyện thể lực cần được tiến hành chuẩn chỉ từ CLB. Tín hiệu vui là ngày càng nhiều đội bóng nâng cao ý thức rèn thể lực, như CLB Bình Dương, CLB Hà Nội hay CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) mạnh tay thuê HLV thể lực người nước ngoài. Ở đội Bình Dương, khi HLV Hoàng Anh Tuấn còn tại vị, ông cùng giám đốc kỹ thuật Jurgen Gede và HLV thể lực phân tích thông số sức khỏe cầu thủ thông qua hệ thống GPS.Cũng sử dụng số liệu để huấn luyện còn có HAGL, với giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành và HLV Lê Quang Trãi. Đội bóng phố núi dự kiến sẽ mở phòng khoa học thể thao để áp dụng số liệu, thống kê triệt để hơn trong khâu rèn sức.Dù vậy, bóng đá Việt Nam còn chặng đường dài để vươn tầm quốc tế. Minh chứng là nhiều cầu thủ Việt Nam xuất ngoại sang Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu đã "hụt hơi", bởi không theo kịp nền thể lực và phương pháp huấn luyện ở những nền bóng đá tân tiến hơn.Năm 2019, một chuyên gia ngoại từng đến Việt Nam chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Các cầu thủ cần tập luyện nhiều hơn, cả tập trên sân lẫn trong phòng gym. Khối lượng 2, 3 buổi tập ở các đội V-League cộng lại mới bằng 1 buổi tập ở châu Âu. Các buổi tập cũng cần có cường độ lớn, nhanh và mạnh hơn nữa thì cầu thủ mới tiến bộ được". Tập nặng và đúng cách sẽ mang tới hiệu quả ra sao, hãy nhìn CLB Thanh Hóa. Khi mới nhận đội năm 2023, HLV Velizar Popov từng mang tới cho học trò cường độ tập... choáng váng. Nhiều cầu thủ mệt nhoài vì không theo kịp phương pháp khắc nghiệt, nhưng HLV Popov đã hứa: nếu giáo án không hiệu quả, ông sẽ rời đi. Và rồi, CLB Thanh Hóa đoạt 3 cúp trong 2 năm, trở thành đội chơi nhiệt huyết và rắn rỏi bậc nhất Việt Nam lúc này.Ngoài ra, để cải thiện thể lực cầu thủ, V-League cần tăng thời gian bóng lăn. Hiện bóng chỉ lăn khoảng 50 - 55 phút/trận, tức là chưa đến 2/3 thời lượng. Nhiều trận đấu bị xé vụn bởi các pha phạm lỗi, nằm sân câu giờ... vừa khiến tính giải trí mất đi, vừa làm cầu thủ bị tụt thể lực bởi thời gian chạy quá ít. HLV Park Hang-seo từng đề cập: "Tôi muốn các cầu thủ phải cải thiện vấn đề thể lực. Rất ít cầu thủ đá được 10 km/trận trong khi đây là ngưỡng bình quân của cầu thủ. Tôi phải đẩy cầu thủ làm sao đá được thêm 1 - 2 km nữa. Còn chạy cường độ cao nữa".Một HLV ở hạng nhất bày tỏ: "Muốn cầu thủ phát triển, cần tăng thời lượng bóng lăn ở mọi trận đấu". Đó cũng là thực tế HLV Kim Sang-sik mong muốn. Khi chất lượng trận đấu tăng lên, cầu thủ sẽ tự tiến bộ. Bóng đá Việt Nam cần cải thiện từ gốc rễ, thay vì phó mặc để ông Kim giải quyết mọi vấn đề.Lập di chúc cần lưu ý gì?
Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM lần thứ nhất khai mạc hôm 6.4. Đây là lần đầu tiên TP.HCM diễn ra sự kiện điện ảnh tầm cỡ quốc tế, thu hút đông đảo các nhà làm phim, nhà sản xuất, tạo nhiều hoạt động vệ tinh như chiếu phim, các hoạt động chuyên môn dành cho các nhà làm phim, chuỗi hội thảo về điện ảnh... Trong đó, hoạt động chiếu phim ngoài trời là điểm hẹn độc đáo, mang tính chất tích hợp.
Dải phân cách bị cây cỏ trùm lấp
Trải qua quá trình nỗ lực quảng bá sách VN ra thế giới, tủ sách Văn hóa Việt ấn bản tiếng Việt của Chibooks đã được đưa lên sàn thương mại điện tử của công ty xuất nhập khẩu sách Trung Quốc, mở bán rộng rãi cho độc giả Trung Quốc và các nước lân cận. Những đơn hàng đầu tiên đã được đặt ngay trong tháng 6.2023 sau khi kết thúc hội chợ, mở ra nhiều tín hiệu khả quan.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
‘Hủ tiếu nhà giàu' nửa thế kỷ ở TP.HCM, tô rẻ nhất 100.000 đồng: Khách mê vì độc lạ
Quyết định này đồng nghĩa với việc cầu thủ được hâm mộ nhất bóng đá Việt Nam hiện nay Nguyễn Xuân Son sẽ không được dự SEA Games 33. Kéo theo đó, ngôi sao nhập tịch này cũng khó cạnh tranh danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam sau đây 1 năm. Tuy nhiên, khó người khó ta, đội U.22 Việt Nam không được bổ sung các ngôi sao sáng giá nhất, thì Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Những cầu thủ nhập tịch đang thi đấu tại châu Âu của Indonesia sẽ không thể dự SEA Games vì quá tuổi, những tài năng nổi bật nhất của bóng đá Thái Lan như Chanathip Songkrasin hay Theerathon Bunmathan cũng vậy. Sẽ không có chuyện những cầu thủ vừa nêu cố vớt vát danh hiệu cuối sự nghiệp của họ bằng 1 tấm HCV SEA Games 33 năm 2025, trên sân nhà Thái Lan.Đề xuất về độ tuổi U.22 tham dự nội dung bóng đá SEA Games, thay vì U.23 như các kỳ đại hội trước đây, cộng thêm việc không cho phép các đội bổ sung cầu thủ quá tuổi quy định của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT), nhanh chóng được giới bóng đá Đông Nam Á ủng hộ.Lứa tuổi U.22 dự SEA Games đúng với lộ trình dự giải U.23 châu Á 2026 của các đội bóng trong khu vực. Đồng thời, với độ tuổi trẻ này, các tài năng của bóng đá Đông Nam Á có nhiều cơ hội phát triển. Nội dung bóng đá nam SEA Games 33, vì thế, được trả về đúng với giá trị của đại hội, đó là tạo sân chơi cho các tài năng trẻ "tung cánh", đến với những sân khấu lớn hơn, có đẳng cấp cao hơn sau SEA Games.Trong những năm gần đây, lịch thi đấu bóng đá đỉnh cao tại Đông Nam Á ngày một dày đặc. Ngoài giải vô địch bóng đá Đông Nam Á dành cho các đội tuyển quốc gia (AFF Cup), bóng đá trong khu vực còn có thêm giải vô địch các CLB (cúp C1 Đông Nam Á, mùa này mang tên Shopee Cup). Xen kẽ với các giải kể trên, cầu thủ Đông Nam Á còn phải thi đấu vòng loại World Cup, vòng loại Asian Cup, vòng chung kết (VCK) Asian Cup đối với cấp độ đội tuyển quốc gia, các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2) đối với các CLB. Yêu cầu về mặt thành tích ở các sân chơi kể trên khiến cho một số đội bóng buộc phải sử dụng những cầu thủ phù hợp, sử dụng nhiều cầu thủ ngôi sao. Riêng với các CLB thi đấu ở Cúp C1 Đông Nam Á và các cúp châu Á, họ phải dùng nhiều ngoại binh để tăng khả năng cạnh tranh thành tích cho CLB của mình. Vì thế, các sân chơi dành riêng cho các cầu thủ trẻ ngày một trở nên quan trọng với các nền bóng đá trong khu vực.SEA Games là 1 trong những sân chơi như thế, dành riêng cho các cầu thủ trẻ ở nội dung bóng đá nam. Việc Ban tổ chức SEA Games 33 năm 2025, giới hạn độ tuổi ở lứa U.22, tạo điều kiện tối đa cho các cầu thủ trẻ được thể hiện, về lâu về dài, có lợi cho sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á! HLV Kim Sang-sik sẽ theo dõi kỹ các giải đấu trong nước, tìm nguồn cầu thủ trẻ, xây dựng lực lượng cho đội tuyển U.22 Việt Nam, hướng về các nhiệm vụ quốc tế trong năm 2025. Khi mùa giải 2024-2025 kết thúc vào tháng 5 năm nay, bộ khung cơ bản của U.22 Việt Nam cơ bản sẽ hình thành, sẵn sàng tham dự vòng loại U.23 châu Á 2026. Sau vòng loại giải châu Á, lực lượng dự SEA Games gần như sẽ được phác thảo. Sau đó là giai đoạn tập huấn chuẩn bị cho SEA Games, nhiều khả năng sẽ diễn ra trong tháng 11.